Tình hình đã phần nào phản ánh rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và các nước xuất phát từ xung đột ở Dải Gaza. Washington vẫn duy trì sự ủng hộ đối với Israel ngay cả khi cộng đồng quốc tế tăng cường chỉ trích nỗ lực quân sự của nước này,ỹgặpkhótrongchiếndịchbảovệtàubèởbiểnĐỏxs gia lai vốn đã khiến hơn 21.000 dân thường Palestine thiệt mạng kể từ ngày 7.10.
Rạn nứt giữa các đồng minh
Từ khi chiến sự bùng nổ ở Gaza, lực lượng chính trị - quân sự đang kiểm soát một phần lãnh thổ Yemen là Houthi đã liên tục tấn công các tàu - bị cho là có liên hệ với Israel - khi đi qua biển Đỏ. Trong bối cảnh đó, Mỹ thành lập liên minh phòng thủ được cho là quy tụ hơn 20 quốc gia theo sáng kiến mang tên "Chiến dịch Bảo vệ Thịnh vượng", nhằm đảm bảo các tàu thương mại có thể di chuyển an toàn qua eo biển Bab el Mandeb, cửa ngõ phía nam biển Đỏ mà Yemen án ngữ.
Vì sao đồng minh Mỹ ngại tham gia lực lượng đặc nhiệm hàng hải biển Đỏ?
Dù vậy, theo Reuters, gần một nửa số quốc gia đó cho đến nay vẫn chưa thừa nhận đóng góp của họ hoặc cho phép Washington công khai việc này. Bộ Quốc phòng Mỹ mới chỉ công bố 11 nước trong liên minh (ngoài Mỹ), bao gồm: Anh, Bahrain, Canada, Hà Lan, Hy Lạp, Na Uy, Pháp, Seychelles, Tây Ban Nha, Úc và Ý.
Tuy nhiên, một số quốc gia được đề cập trong thông báo ngày 19.12 của Lầu Năm Góc đã nhanh chóng khẳng định họ không trực tiếp tham gia. Bộ Quốc phòng Ý nói họ sẽ cử một tàu tới biển Đỏ theo yêu cầu của các chủ tàu Ý và không nằm trong chiến dịch của Mỹ. Pháp tuyên bố ủng hộ các nỗ lực đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đỏ, nhưng các tàu của nước này vẫn sẽ nằm dưới sự chỉ huy của Paris. Trong khi đó, Tây Ban Nha cho biết họ sẽ không tham gia chiến dịch, đồng thời phản đối một cuộc bỏ phiếu trong Liên minh Châu Âu (EU) nhằm kêu sự ủng hộ dành cho liên minh do Mỹ dẫn dắt.
Đến nay, mới chỉ có Anh và Hy Lạp triển khai tàu chiến để hỗ trợ liên minh, trong khi Canada, Na Uy và Hà Lan xác nhận tham gia nhưng chỉ phái cử sĩ quan, theo trang The Cradle. Seychelles tuyên bố không điều tàu chiến hay binh sĩ mà chỉ tham gia cung cấp và tiếp nhận thông tin. Bahrain, quốc gia duy nhất ở vùng Vịnh có mặt trong liên minh, chưa đưa ra thông báo về vai trò của họ.
Một lực lượng khác?
Sự giận dữ của công chúng trước các cuộc tấn công của Israel ở Gaza có thể là nguyên nhân khiến giới lãnh đạo chính trị các nước tỏ ra e dè với sáng kiến của Mỹ. Một cuộc thăm dò gần đây của Yougov cho thấy đa số người Tây Âu - đặc biệt là ở Tây Ban Nha và Ý - cho rằng Israel cần chấm dứt hành động quân sự ở Gaza. Ngoài ra, các nước như Ấn Độ cũng lo sợ họ sẽ trở thành đối tượng trả đũa của Houthi.
Điểm xung đột: Suy sụp tâm lý đe dọa binh sĩ; F-16 sẽ giúp gì cho Ukraine?
Đức mới đây tiết lộ Đức và một số nước EU đang thảo luận việc thành lập một lực lượng mới để bảo vệ các tàu thương mại ở biển Đỏ. "Về phía chính phủ Đức, chúng tôi đã sẵn sàng cho việc này. Điều quan trọng là chúng tôi, với tư cách là EU, có thể hành động nhanh nhất có thể trước các cuộc tấn công đang diễn ra", Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức phát biểu hôm 28.12. Người phát ngôn cũng cho biết Đức vẫn tiếp tục xem xét khả năng tham gia sáng kiến của Mỹ.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 27.12 cho biết ông phản đối việc sử dụng lực lượng chống cướp biển "Atalanta" hiện hữu trong EU để đối phó với Houthi ở biển Đỏ, nhưng sẵn sàng xem xét thành lập một lực lượng mới của EU cho nỗ lực này.
Israel đẩy mạnh tấn công ở miền nam Gaza
Theo AFP, quân đội Israel ngày 29.12 cho biết họ "đang mở rộng hoạt động ở Khan Younis", thành phố phía nam Gaza, cũng như "tiêu diệt hàng chục tên khủng bố" trên khắp lãnh thổ này trong vòng 24 giờ. Trước đó, Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine thông báo các cuộc tấn công của Israel nhằm vào một bệnh viện ở Khan Younis đã khiến 41 người thiệt mạng trong 2 ngày.
Trong khi đó, Ai Cập dự kiến tiếp đón một phái đoàn của Hamas tại thủ đô Cairo vào ngày 29.12 để thảo luận về kế hoạch ngừng bắn mà nước này đề xuất. Một quan chức Hamas tiết lộ họ muốn nhận được "sự đảm bảo về việc Israel rút toàn bộ quân" ở Gaza.